Các phẫu thuật vùng tai

Đôi tai có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, tai không chỉ để nghe mà vẻ đẹp của đôi tai còn mang tính thẩm mỹ rất cao, vì vậy nếu bạn có đôi tai hình dạng không phù hợp thì việc chỉnh sửa để có đôi tai đẹp, hài hòa với khuôn mặt là điều cần thiết. 

Những trường hợp cần phải phẫu thuật tai:

1. Tai lồi

Phần sụn tai không có nếp nhăn hoặc hình thành ít, dẫn đến khi nhìn từ chính diện sẽ thấy tai bị lồi nghiêm trọng và xòe rộng về phía trước. Về mặt chức năng thì không có vấn đề nhưng có thể phân tán ánh nhìn của người đối diện vào phần tai hơn, không được thẩm mỹ; và đôi khi người ta còn gọi là “tai lừa”, “tai nửa bầu nửa bí”, “tai chuột Mickey).

Phương pháp phẫu thuật

Sau khi rạch phía sau tai, sụn được tháo ra để tạo các đường vân và điều chỉnh tai được uốn cong phù hợp. Trường hợp mức độ nhô ra của tai không quá nghiêm trọng thì việc điều chỉnh trở nên khá đơn giản bằng cách khâu lên sụn. Vì rạch phía sau tai nên hầu như không thấy sẹo.

2. Tai quắp

Là trường hợp tai có phần trên bị chôn vào trong da đầu. Khi nhìn từ chính diện thì hình dạng tai không rõ ràng, nhìn từ 1 bên thì trông như tai không có phần trên vậy. Điều này khiến bệnh nhân không thể đeo kính hay khẩu trang, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày.

Phương pháp phẫu thuật

Giải phóng phần mô kéo sụn tai để phần tai trên mở ra tự nhiên, dựa vào mức độ tai bị quặp vào để cấy da một cách phù hợp. Nếu tai bị chôn vùi lâu và có nết gấp nghiêm trọng thì cần phải kết hợp điều chỉnh.

3. Tai nhỏ

Đây là trường hợp tai phát triền kém hoặc không phát triền thành hình dạng tai hoàn chỉnh được do các nguyên nhân tác động trong quá trình phát triển. Trường hợp dị tật bẩm sinh thì thông thường cứ 7000 người sẽ có 1 người mắc phải trường hợp này và nếu biến dạng càng nghiêm trọng thì khả năng bị khiếm thính càng cao nên cần điều chỉnh càng sớm càng tốt.

Phương pháp phẫu thuật

Có 2 phương pháp để tái tạo hoản chỉnh hình dạng tai bao gồm: Ghép sụn ngực tự thân hoặc phục hồi tai nhân tạo. Phần khung của tai được làm từ mô tự thân và chất cấy ghép, sau đó cấy vào vị trí thích hợp rồi cấy ghép da để tạo hình dáng tự nhiên.

4. Tai gấp

Đây là trường hợp phần phía trên của tai bị cuộn xoắn lại giống như tai bị gấp xuống. Điều này xảy ra trong quá trình phát triển tai, phần sụn phía trên không phát triển nguyên vẹn, dẫn đến xuất hiện nhiều hình thái khác nhau, từ tai có hình dạng hơi gập nhẹ đến hình dạng tai bị gập một nửa.

Phương pháp phẫu thuật

Tùy vào hình dạng và mức độ gập của tai mà phương pháp phẫu thuật có thể khác nhau. Nói chung, sụn tai sẽ được kéo dài ra để phần bị gập được duỗi và tái tạo hình dạng chính xác. Nếu trường hợp mức độ gập của tai nghiêm trọng thì sẽ phải thực hiện phương pháp phẫu thuật phức tạp hơn.

5. Tai “dao”

Đây là trường hợp phần dái tai dính vào má nên tai trông sắc nét hoặc nhìn bị kéo xuống dưới. Trường hợp này thì phần lớn là do bẩm sinh nhưng gần đây cũng có một số trường hợp xảy ra do biến chứng sau phẫu thuật căng cơ mặt.

Phương pháp phẫu thuật

Nếu trường hợp dái tai nhỏ thì có thể tái tạo dái tai bằng cách cấy mỡ tự thân. Trường hợp tai “dao” có phần dái tai với kích thước vừa đủ thì tiến hành rạch tại giao điểm của phần dái tai và má, sau đó tạo hình tai thích hợp rồi khâu kéo phần da má lên.

6. Tai Stahl

Đây là trường hợp tai có thêm 1 nếp nhăn sụn ở phía trên tai. Theo thuật ngữ chuyên ngành, nó được gọi là “dị tật xoắn tai thứ 3”, do nếp nhăn sụn bổ sung mà phần trên của tai trở nên nhô nhọn ra ngoài.

Phương pháp phẫu thuật

Bằng cách buộc hoặc cắt phần sụn có vấn để, nếp nhăn sụn bổ sung (xoắn tai thứ 3) được cắt bỏ, tái tạo hình dạng phần tai trên xong nhẹ nhàng, tự nhiên. Vết cắt thực hiện ở phía sau tai nên hầu như không nhìn thấy sẹo.

7. Dái tai biến dạng

Việc sử dụng hoa tai trở nên phổ biến và cáo tai nhạn ví dụ như dái tai bị biến dạng từng chút một do trong lượng của bông tai, hoặc bông tai mắc vào đâu đó làm cho dái tai bị rách v.v gây nên tình trạng biến dạng dái tai. Những chấn thương hay bẩm sinh như vậy rất khó có thể che được dái tai bằng kiểu tóc, do vậy mà cần phải duy trì được hình dáng tự nhiên.

Phương pháp phẫu thuật

Phần lớn các trường hợp đều là dái tai bị rách, như vậy, tùy thuộc vào hình dạng dái tai bị rách mà phẫu thuật sẽ sử dụng mô của chính dái tai hoặc các mô xung quanh để tái tạo hình dạng tự nhiên. Trường hợp kích thước dái tai 2 bên khác nhau thì mỡ tự thân hoặc lớp hạ bì phần mông sẽ được sử dụng để cấy ghép, điều chỉnh sao cho cân xứng.

8, Keloid

Do yếu tố cơ địa từng người mà có trường hợp phần sẹo ở vùng bị tổn thương phát triền quá mức cùng với da, vượt ra khỏi vùng tổn thường và tạo nên những hạt phồng lên. Nó thường xảy ra khi phần dái tai bị tổn thương do đeo bông tai, đi kèm với sự ngứa và đau ở khu vực này, gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ.

Phương pháp phẫu thuật

Trường hợp vết thương lành và sẹo lồi phát triển thì phương pháp điều trị tiêm không phẫu thuật, không gây tổn thương sẽ được ưu tiên. Trường hợp nghiêm trọng tùy theo hình thái và kích thước của sẹo thì sử dụng kết hợp với thuốc để điều trị cải thiện sẹo lồi và ngăn ngừa tái phát.

9. Bình tai biến dạng

Phần lồi ra ở trước lỗ tai được gọi là bình tai, khi phần này bị biến dạng quá mức thì được gọi là biến dạng bình tai. U xơ mềm, thường được gọi là mụn cóc, cũng là những điểm phình lên không tự nhiên theo nhiều hình dạng khác nhau tại khu vực quanh tai cũng cần được loại bỏ đồng thời cùng với những biến dạng bình tai.

Phương pháp phẫu thuật

Các dạng nhô ra đơn giản có thể cải thiện bằng cách cắt bỏ tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, trường hợp cấu trúc mụn cóc và bình tai biến dạng phức tạp thì cần phẫu thuật chính xác phần nhổ ra và mô xung quanh để tái tạo hình dạng tai tự nhiên hơn và sẹo tối thiểu không nhìn thấy nhất có thể.

Call Now